( May kep go ) - Nếu tăng giá điện riêng cho sản xuất thép sẽ làm giá thép Việt Nam mất tính cạnh tranh, tạo thuận lợi cho thép Trung Quốc và các nước khác hội nhập vào Việt Nam. Hiện nay đối với các nước ASEAN, hầu hết thuế NK thép bằng 0%, còn theo Hiệp định ASEAN - Trung Quốc thì tới 2015 hầu hết thuế NK bằng 0%.
Tới lúc đó, người tiêu dùng sẽ mua thép của các nước chứ không mua thép Việt Nam sản xuất vì giá rẻ hơn do họ dùng nhiều chính sách ưu đãi cho XK. Điển hình như Trung Quốc đã thoái thu thuế VAT tới 9-14% cho các DN XK thép.
Trong bản kiến nghị, VSA nêu rõ, lượng sản phẩm thép nhập vào Việt nam mỗi năm 7-8 tỷ USD, trong khi XK thép của Việt Nam khoảng 2 triệu tấn/năm đặt 2 tỷ USD/năm. Như vậy, nhập siêu của ngành thép hàng năm khoảng 5-6 tỷ USD. HIện nay, Việt Nam đã tự túc được 100% thép xây dựng, 100% thép ống, 100% thép cuộn cán nguội, thép tôn mạ và sơn phủ màu đồng thời đã XK các sản phẩm này sang Mỹ, ASEAN và một số nước khác. Tuy nhiên, nếu tăng giá đầu vào, đặt biệt là giá điện sẽ làm cho giá thành sản xuất tăng, khả năng XK không còn. Như vậy, nhập siêu của ngành thép tiếp tục trở lại gánh nặng của Nhà nước.
Theo dự thảo Quyết định mới của Bộ Công Thương quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, hai ngành sản xuất thép và xi măng sẽ được tách riêng. Đáng chú ý, mức giá điện cho hai ngành này dự kiến tăng lên từ 2%-16%. Cụ thể, giá điện bán cho sản xuất thép và xi măng sẽ từ 59%-187% giá bán lẻ điện bình quân, tùy cấp điện áp và thời gian sử dụng điện. Việc áp dụng riêng giá điện cho hai ngành thép và xi măng đã được Bộ Công Thương cân nhắc từ nhiều năm nay. Theo các chuyên gia ngành điện, tăng giá điện đối với hai ngành này là cần thiết, bởi phần lớn đang sử dụng công nghệ, thiết bị sản xuất rất lạc hậu, tiêu tốn nhiều điện năng, Việc tăng giá điện nhằm thúc đẩy đổi mới, đầu tư sử dụng côn nghệ tiên tiến tiết kiệm điện năng, đồng thời, Nhà nước giảm bớt việc bù lỗ giá điện cho hai ngành này. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao, trong khi không sản xuất điện kịp đáp ứng nên mới có chuyện phân biệt đối xử với những ngành tiêu tốn nhiều điện như xi măng, sắt thép. Nhưng nếu không làm vậy, điện năng sẽ bị sử dụng lãng phí và khả năng phát triển nguồn, lưới điện không đáp ứng được, rồi lại rơi vào tình trạng thiếu điện, sẽ không có lợi cho nền kinh tế và đời sống của người dân.
Không đồng tình với quan điểm trên, VSA khẳng định, trong ngành công nghiệp thép ở Việt Nam hiện nay, chỉ sản xuất phôi ở lò điện hồ quang có mức sử dụng điện cao nhất, khoảng 400-500 kwh/ tấn sản phẩm, còn các sản phẩm khác chỉ tiêu hao điện ở mức 80-120kwh/ tấn sản phẩm. Thời gian qua, các DN đã đầu tư lò điện để sản xuất phôi, giảm bớt lượng phôi NK nhằm ổn định giá thép trong nước và giảm phụ thuộc vào biến động giá phôi thế giới. Hiện nay công suất phôi trong nước đã đạt trên 7 triệu tấn/ năm, tự túc 100% cho sản xuất thép cán trong nước.
VSA cũng cho biết, tất cả các dự án đầu tư thép đều được thỏa thuận cung cấp điện của ngành điện và cơ quan hữu quan. Từ 2005, hầu hết các lò điện được đầu tư mới theo công nghệ tiên tiến của châu Âu và các chỉ tiêu tiêu hao năng lượng, nguyên vât liệu và năng suất đều tốt. Hiện đã đưa vào sản xuất nhưng lại đúng thời kỳ kinh tế suy thoái, gánh nặng trả lợ lãi vay quá cao do vốn đầu tư lớn trong khi sản phẩm bán chậm, thậm chí là không bán được. Việc tăng giá điện vào lúc này sẽ đẩy các nhà đầu tư vào tình trạng phá sản, dù họ đi tiên phong trong áp dụng công nghệ mới.