NGUYÊN LIỆU GỖ TRONG SẢN XUẤT BỘT GIẤY

11/07/2019
nguyen-lieu-go-trong-san-xuat-bot-giay

Bán máy gắp gỗ, xe gắp gỗ, máy xúc lật LiuGong.

VI. Sàng dăm mảnh
VI.1. Mục đích
Tạo ra kích cỡ dăm mảnh thích hợp và đồng đều cho các quá trình sau. Quá trình sàng không tạo ra dăm mảnh tốt hơn nhưng nó loại bỏ những dăm mảnh không thích hợp cho quá trình sau.
Trong quá trình sàng dăm mảnh thông thường, các dăm vụn (fines) sẽ được loại bỏ. Các dăm mảnh lớn (oversized-chip) sẽ được cắt lại và quay trở lại quá trình sàng. Các nhà máy bột hóa hiện đại thường thiết kế hệ thống sàng theo bề dày (thickness screening) bời vì kích thước này ảnh hưởng rất lớn lên kết quả của quá trình nấu.
VI.2. Thiết bị sử dụng
VI.2.1. Sàng phân loại (Chip classifier)



 

VI.2.2. Sàng đĩa (Disc Screen)
Phương pháp thông thường nhất để loại những dăm mảnh dày quá mức là loại bằng sàng đĩa với mặt nghiêng phẳng hoặc hình chữa  V. Sàng được cấu tạo bởi hàng loạt những trục song song nhau, trục được cấu tạo từ nhiều đĩa và có các miếng đệm. Các đĩa
trên trục này sẽ gối đầu trên các đĩa của trục kề bên. Nhờ việc gối đầu này tạo ra các khe sàng. Khoảng cách giữa 2 trục sẽ quyết định chiều dài khe sàng.
Khi các đĩa quay sẽ mang những dăm mảnh có bề dày quá mức phía trên sàng đi về phía cuối sàng. Những dăm mảnh hợp cách rơi qua khe sàng và được chuyển đến các công đoạn sản xuất tiếp theo.



VI.2.3. Sàng trục (Roll screen)
Sàng bao gồm các trục có khắc rãnh song song nhau (có thể từ 20-60 trục). Các rãnh được khắc theo hình xoắn ốc trên 2 trục kề nhau sẽ ngược chiều nhau. Khoảng cách giữa 2 trục sẽ quyết định kích cỡ của dăm mảnh lọt qua sàng. Các trục của sàng quay cùng chiều nhau. Những dăm mảnh dày quá mức sẽ sẽ di chuyển từ trục này sang trục khác và đi về phía cuối sàng. Hiệu quả của việc loại các dăm mảnh dày quá mức sẽ tăng khi tăng tốc độ quay của trục sàng.



 

VI.2.4. Sàng dăm mịn(Fines Screen)
Việc loại bỏ những dăm vụn từ dăm gỗ sẽ cải thiện độ bền của bột và đồng thời làm giảm lượng hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất bột. Phương pháp hiệu quả nhất để loại những dăm vụn ra khỏi hỗn hợp dăm mảnh và đồng thời giữ lại những xơ sợi có thể sử dụng được bằng cách áp dụng loại sàng trục như Hình 30 và Hình 31. Các dăm vụn sẽ rơi vào trong kẽ hở trên trục sàng và sau đó được loại thông qua các khe giữa các trục song song nhau.


VI.3. Bố trí hệ thống sàng

 

VI.4. Xử lý các dăm mảnh không hợp cách
Dăm mảnh kích cỡ lớn (oversize chips): Xử lý lại bằng thiết bị kiểu đĩa Disc type rechipper Hình II.33) hoặc định lại kết cấu của dăm mảnh bằng Chip Optimizer (Hình II.34)
Dăm vụn (fines) – mùn: Sử dụng làm ván ép mùn hoặc được đốt cùng với vỏ cây trong lò hơi tạo năng lượng nhiệt sử dụng trong nhà máy.



 

VII. Xử lý vỏ gỗ
Tất cả những chất thải từ gỗ (chủ yếu là vỏ) không được sử dụng như nguồn nguyên liệu cho sản xuất bột sẽ được thu gom và sử dụng như chất đốt tạo năng lượng. Vỏ là lớp ngoài cùng của gỗ (chiếm khoảng 10-15% thể tích toàn bộ cây) và chỉ có khoảng 20% xơ sợi có thể sử dụng để sản xuất bột. Hầu hết lượng vỏ này đều đi vào nhà máy sản xuất bột giấy, chỉ 1 lượng nhỏ bị mất đi trong quá trình chuyên chở gỗ (1-2%).
Để đốt vỏ gỗ trong lò thu hồi (recovery boiler) thì kích thước của vỏ gỗ phải thích hợp cho việc đốt cháy và vỏ phải càng khô càng tốt. Do đó vỏ gỗ thường được xử lý qua thiết bị nghiền dạng vít (screw crusher) để làm giảm kích thước của các tấm vỏ lớn và ép bớt nước trong vỏ để làm tăng độ khô bằng thiết bị ép vỏ (bark press)


 
(Còn tiếp..)

 

NGUYÊN LIỆU GỖ TRONG SẢN XUẤT BỘT GIẤY(P8)

V. Tồn trữ dăm mảnh
V.1. Yêu cầu của tồn trữ
Dự trữ dăm mảnh là bộ phận khá quan trọng trong nhà máy bột. Kích thước đống tồn trữ có khả năng đáp ứng cho nhà máy hoạt động khoảng 5-10 ngày. Yêu cầu thiết kế tồn trữ dăm mảnh như sau:
–   Vận hành theo nguyên tắc first-in-first-out
–   Tỉ lệ gỗ thất thoát thấp và không làm gia tăng tỉ lệ dăm vụn
–   Tiêu thụ năng lượng thấp
–   Dễ dàng bảo dưỡng
–   Cần ít sự theo dõi, quan sát
–   Mức độ tự động hóa cao
–   Hạn chế được sự xáo trộn gây ra do gió mạnh
V.2.Phương pháp tồn trữ
Phương pháp tồn trữ thông dụng nhất có thể đáp ứng được các yêu cầu trên là:
–   Tồn trữ bằng tháp chứa (chip silo)
–   Bãi tồn trữ với hệ thống vít tải thu hồi



 

V.3. Ảnh hưởng của quá trình tồn trữ
Quá trình tồn trữ dăm mảnh trong thời gian dài phải chú ý đến các yếu tố như: chủng loại nguyên liệu, nhiệt độ, độ ẩm, thời gian…Đây là những yếu tố tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển mạnh, làm mục nát dăm mảnh, xenluloz bị phá hủy khi thời gian tồn trữ lâu. Đối với nấm thì sự phát triển theo nhiệt độ rất mạnh mẽ trong một thời gian nhất định, chính sự phát triển này dẫn đến sự phá hủy xenluloz rất mãnh liệt đặc biệt là nấm trắng và nấm nâu. Thông thường trong quá trình bảo quản dăm, nhiệt độ của dăm mảnh trong lòng khối dăm tăng lên trong vài ngày đầu và đạt đến 60oC, và giữ ở nhiệt độ này trong suốt thời gian dài bảo quản. Ở điều kiện này các phản ứng phân hủy các chất hữu cơ trong dăm mảnh xảy ra tạo thành các sản phẩm acid (acid acetic). Mặc dù không là acid mạnh nhưng sự có mặt của chúng với số lượng lớn làm giảm giá trị của dăm mảnh, do các acid này tấn công vào các phân tử cellulose gây ngắn mạch chiều dài phân tử. Chính điều này làm giảm hiệu suất sản xuất bột và độ bền của bột.
Phương pháp để làm giảm nhiệt độ trong lòng đống dăm có thể áp dụng đó là: Thông gió trong đống dăm để làm giảm nhiệt độ và đưa các sản phẩm acid hữu cơ theo gió ra ngoài, giảm độ ẩm của dăm trước khi đưa vào bào quản, sử dụng hóa chất để hạn chế sự phá hủy của nấm mốc …
(Còn tiếp…)

 
NGUYÊN LIỆU GỖ TRONG SẢN XUẤT BỘT GIẤY(P7)

IV. Đánh thành dăm mảnh
IV.1. Mục đích
Làm cho khúc gỗ được tách ra thành các mảnh có kích thước đồng đều về chiều dài, chiều rộng và bề dày. Để khi nấu bột thì nguyên liệu dễ dàng được thẩm thấu nước, hóa chất và nhiệt 1cách đồng đều, tạo ra bột có chất lượng tốt.



IV.2. Thiết bị sử dụng
IV.2.1. Thiết bị kiểu đĩa (disc chipper)
Máy đánh dăm mảnh được sử dụng phổ biến có dạng đĩa, một loạt các lưỡi dao được lắp chặt tỏa tròn trên mặt đĩa và nhô ra cao gần 20mm. Số lượng lưỡi dao có thể từ 6-16, tuỳ thuộc vào công suất thiết bị, chiều dài dăm mảnh và đường kính của thiết bị. Phía sau mỗi lưỡi dao có lỗ mở để dăm mảnh sau khi cắt sẽ đi ra. Đĩa của thiết bị được làm bằng thép có bề dày từ 80-220mm. Các loại thiết bị kiểu đĩa thường sử dụng như hình II.21.




Ngày nay hầu hết nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp bột giấy là gỗ đoạn có đường kính nhỏ. Những máy đánh dăm mảnh kiểu đĩa vì vậy được thiết kế có thể đánh hàng loạt những đoạn gỗ nhỏ cùng 1 lúc thành dăm mảnh để có thể đảm bảo nguồn cấp liệu liên tục và đạt được công suất cao theo yêu cầu (hình II.20). Thông thường thiết bị này có cơ cấu cấp liệu trọng lực (gravity feed) và máng cấp liệu rộng. Đối với gỗ có đường kính lớn hơn 15cm thì có thể được cắt bởi 2 dao cùng lúc.
Sự bố trí hình học của thiết bị đánh dăm mảnh sẽ ảnh hưởng đến sự tương ứng về bề dày của dăm mảnh sinh ra. Ở hình II.21, kí hiệu các góc như sau:

 



Chiều dài dăm mảnh tính theo công thức : l = u /sin ε
IV.2.2. Thiết bị kiểu tang trống (Drum Chipper)



Thiết bị đánh dăm mảnh kiểu tang trống ngày càng ít được sử dụng trong các nhà máy sản xuất bột giấy ở các nước Bắc Âu. Vài nhà máy sử dụng chúng cho các loại gỗ ngắn. Thông thường chúng được sử dụng để đánh dăm mảnh các loại như đay, tre nứa,
Thiết bị có cơ cấu cấp liệu theo phương ngang với các con lăn cuốn nguyên liệu vào trong tang trống chặt mảnh, các dao cắt bố trí trên tang trống sẽ cắt thành các dăm mảnh. Tốc độ quay của tang trống sẽ ảnh hưởng đến chiều dài của dăm mảnh.
IV.3. Yếu tố ảnh hưởng quá trình
Quá trình đánh dăm mảnh phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như sau:
–   Tính chất của gỗ: Độ bền, tỉ trọng và độ cứng của gỗ
–   Độ khô của gỗ
–   Đường kính của gỗ
–   Loại thiết bị đánh dăm mảnh
–   Cấu trúc và thông số hình học của thiết bị
–   Cách bảo dưỡng thiết bị: Đặc biệt là thay thế-bảo dưỡng dao cắt. Khi dao cắt bị mòn thì số lượng dăm mảnh nhỏ và lượng bụi sẽ gia tăng, làm giảm công suất cắt mảnh của thiết bị
Ảnh hưởng của quá trình đánh dăm mảnh đến:
+ Chất lượng của bột:
–   Chiều dài dăm mảnh → chiều dài xơ sợi →  đặc tính cơ lí của bột
–   Dao cùn → nhiều dăm mịn và xơ sợi bị tổn hại → tính cơ lí của bột giảm
–   Dăm mảnh dày → quá trình thẩm thấu không đồng đều → thải loại trong quá trình sàng cao và hàm lượng lignin phân bố không đồng đều (chỉ số kappa không đồng đều)
+ Tính kinh tế:
–   Lượng dăm mịn cao → tỉ lệ thất thoát gỗ cao
–   Lượng dăm quá kích cỡ → Xử lý lại sinh ra nhiều dăm mịn hơn → tỉ lệ thất thoát gỗ cao hơn

NGUYÊN LIỆU GỖ TRONG SẢN XUẤT BỘT GIẤY(P6)

III.3.2. Thiết bị bóc vỏ dạng vòng (Ring debarking)
Thiết bị bóc vỏ từng đoạn gỗ một, được sử dụng trong trường hợp tất cả đường kính của cây đều lớn. Ở các nước Bắc Âu thiết bị này chỉ được sử dụng trong các nhà máy xẻ gỗ và các nhà máy sản xuất gỗ dán một lớp (veneer mill). Ở một số vùng khác, thiết bị này còn được sử dụng để bóc vỏ gỗ bạch đàn trong các nhà máy sản xuất bột giấy.



III.3.3. King debarking


Vận hành theo nguyên tắc ngược với thiết bị bóc vỏ dạng tang trống. Các đoạn gỗ được cấp vào trên các tang trống bóc vỏ, các dao tách vỏ được bố trí phía trên vỏ ở mặt ngoài của tang trống. Thực chất, tang trống bóc vỏ có thể được gọi là rôto bóc vỏ. Thiết bị có thể được thiết kế với 1 hoặc 2 rôto song song như hình vẽ. Thiết bị này có thể được sử dụng cho tất cả các loại gỗ: từ gỗ cứng đến gỗ mềm, gỗ thẳng, cong hoặc có mắt…Hoạt động không cần nước nhưng thêm 1 ít nước vào sẽ làm giảm lượng bụi sinh ra trong quá  trình bóc vỏ.



Loại thiết bị này thường sử dụng loại gỗ có đường kính lớn (hơn 80cm) và bóc vỏ từng cây riêng lẻ. Có 2 loại thường được sử dụng đó là: loại có hệ thống nước phun di động và gỗ quay, loại có hệ thống nước phun cố định và gỗ di chuyển dưới hệ thống nước phun.
Áp lực nước yêu cầu thông thường là 10 MPa và yêu lượng nước lớn. Loại bỏ vỏ bằng phương pháp này hiệu quả và tổn  thất gỗ ít (2%) nhưng chi phí cao và tốn nhiều nước, nước thải lại khó làm sạch.
III.3.5. Thiết bị bóc vỏ kiểu trục khắc rãnh
Loại thiết bị này dựa vào đặc điểm độ bền liên kết tự nhiên yếu giữa vỏ cây và tầng sinh gỗ để làm tróc vỏ khi cây di chuyển trong thiết bị. Thiết bị làm việc ở trạng thái khô và rất hiệu quả đối với cây có đường kính tiêu chuẩn và không bị cong vênh.



III.4. Ảnh hưởng của quá trình bóc vỏ
–   Ảnh hưởng lên chất lượng của bột:
+ Bóc vỏ không hòan toàn → Bột không sạch
+ Rửa không kĩ → Bột không sạch
–   Ảnh hưởng về mặt kinh tế:
+ Bóc vỏ không hoàn toàn → Tiêu thụ hóa chất cao và gây tải chết trong hệ thống thu hồi nhưng tỉ lệ gỗ thất thoát sẽ thấp.
+ Bóc vỏ theo phương pháp ướt hay khô → Ảnh hưởng đến giá trị nhiệt lượng sinh ra của vỏ.

NGUYÊN LIỆU GỖ TRONG SẢN XUẤT BỘT GIẤY(P5)

III.3. Thiết bị bóc vỏ
III.3.1. Máy bóc vỏ dạng tang trống quay (drum debarking)
Thiết bị bóc vỏ dạng tang trống quay có thể vận hành ở các điều kiện như sau:
–   Vận hành liên tục
–   Trong môi trường ướt, ướt 1 phần hoặc khô
–   Xáo trộn hoặc song song
–   Thiết kế đặc biệt cho các loại gỗ có kích thước nhỏ
III.3.1.1. Bóc vỏ ướt (wet debarking)
Nước được đưa vào phần đầu của trống để giúp cho vỏ dễ bong ra và đồng thời rửa cây. Phần còn lại của trống có các rãnh để vỏ cây rơi ra trong khi gỗ tiếp tục di chuyển đến cuối thùng và ra ngoài. Vỏ ướt thường phải được ép hoặc sấy khô trước khi được làm chất đốt.
III.3.1.2. Bóc vỏ khô (dry debarking)
Trong trống bốc vỏ khô, toàn bộ chiều dài trống đều có các khe tách vỏ và loại này quay nhanh hơn loại trống bóc vỏ ướt. Phần vỏ thải ra từ tang trống có thể đốt trực tiếp.
III.3.1.3. Bóc vỏ trong điều kiện làm ướt 1 phần (semiwet debarking)
Cũng tương tự như bốc vỏ khô nhưng nước được phun vào trong tang trống sẽ đi ra thông qua các rãnh.
III.3.1.3. Bóc vỏ dạng xáo trộn (tumble debarking)
Ở dạng này các đoạn gỗ chuyển động xáo trộn tự do trong tang trống. Vỏ được bóc ra nhờ sự cọ xát của các đoạn gỗ vào nhau. Đường kính tang trống từ 4-6m và chiều dài từ 20-40m. Với tang trống có đường kính 5m thì tốc độ quay của tang trống khoảng 5,7-7,6 vòng/phút
III.3.1.4. Bóc vỏ dạng chuyển động song song (parallel debarking)
Các đoạn gỗ sắp xếp thẳng hàng theo trục của tang trống và cuộn tròn theo mặt trong của tang. Vì vậy, lực bóc vỏ trong trường hợp này yếu hơn trong trường hợp các đoạn gỗ chuyển động hỗn loạn. Đường kính tang trống khoảng 3.2-4m và chiều dài tang trống khoảng 40-70m. Dạng này chỉ sử dụng cho trường hợp bóc vỏ cây nguyên. Bóc vỏ khô thường được áp dụng trong trường hợp này.
Ở các nước Bắc Âu, bóc vỏ theo kiểu chuyển động song song ít phổ biến hơn bóc vỏ kiểu chuyển động xáo trộn. Điểm mạnh của phương pháp này đó là quá trình bóc vỏ diễn ra nhẹ nhàng, tăng khả năng tạo ra dăm mảnh chất lượng tốt cho sản xuất bột.




Còn tiếp…)

NGUYÊN LIỆU GỖ TRONG SẢN XUẤT BỘT GIẤY(P4)

III.3. Thiết bị bóc vỏ
III.3.1. Máy bóc vỏ dạng tang trống quay (drum debarking)
Thiết bị bóc vỏ dạng tang trống quay có thể vận hành ở các điều kiện như sau:
–   Vận hành liên tục
–   Trong môi trường ướt, ướt 1 phần hoặc khô
–   Xáo trộn hoặc song song
–   Thiết kế đặc biệt cho các loại gỗ có kích thước nhỏ
III.3.1.1. Bóc vỏ ướt (wet debarking)
Nước được đưa vào phần đầu của trống để giúp cho vỏ dễ bong ra và đồng thời rửa cây. Phần còn lại của trống có các rãnh để vỏ cây rơi ra trong khi gỗ tiếp tục di chuyển đến cuối thùng và ra ngoài. Vỏ ướt thường phải được ép hoặc sấy khô trước khi được làm chất đốt.
III.3.1.2. Bóc vỏ khô (dry debarking)
Trong trống bốc vỏ khô, toàn bộ chiều dài trống đều có các khe tách vỏ và loại này quay nhanh hơn loại trống bóc vỏ ướt. Phần vỏ thải ra từ tang trống có thể đốt trực tiếp.
III.3.1.3. Bóc vỏ trong điều kiện làm ướt 1 phần (semiwet debarking)
Cũng tương tự như bốc vỏ khô nhưng nước được phun vào trong tang trống sẽ đi ra thông qua các rãnh.
III.3.1.3. Bóc vỏ dạng xáo trộn (tumble debarking)
Ở dạng này các đoạn gỗ chuyển động xáo trộn tự do trong tang trống. Vỏ được bóc ra nhờ sự cọ xát của các đoạn gỗ vào nhau. Đường kính tang trống từ 4-6m và chiều dài từ 20-40m. Với tang trống có đường kính 5m thì tốc độ quay của tang trống khoảng 5,7-7,6 vòng/phút
III.3.1.4. Bóc vỏ dạng chuyển động song song (parallel debarking)
Các đoạn gỗ sắp xếp thẳng hàng theo trục của tang trống và cuộn tròn theo mặt trong của tang. Vì vậy, lực bóc vỏ trong trường hợp này yếu hơn trong trường hợp các đoạn gỗ chuyển động hỗn loạn. Đường kính tang trống khoảng 3.2-4m và chiều dài tang trống khoảng 40-70m. Dạng này chỉ sử dụng cho trường hợp bóc vỏ cây nguyên. Bóc vỏ khô thường được áp dụng trong trường hợp này.
Ở các nước Bắc Âu, bóc vỏ theo kiểu chuyển động song song ít phổ biến hơn bóc vỏ kiểu chuyển động xáo trộn. Điểm mạnh của phương pháp này đó là quá trình bóc vỏ diễn ra nhẹ nhàng, tăng khả năng tạo ra dăm mảnh chất lượng tốt cho sản xuất bột.



Còn tiếp…)

NGUYÊN LIỆU GỖ TRONG SẢN XUẤT BỘT GIẤY(P3)

III.3. Thiết bị bóc vỏ

III.3.1. Mục đích của quá trình
Trong hầu hết các trường hợp, việc loại vỏ là thực sự cần thiết vì:
– Làm tăng độ sạch của bột
– Lượng hóa chất tiêu thụ thấp hơn
– Công suất của nhà máy sẽ cao hơn
– Làm giảm tải chết trong hệ thống thu hồi
Mức độ bóc vỏ gỗ càng cao thì độ sạch càng cao nhưng tỉ lệ gỗ thất thoát càng lớn. Mức độ bóc vỏ phụ thuộc vào sản phẩm cuối cùng và loại gỗ. Tỉ lệ thất thoát của gỗ tối thiểu với loại gỗ có đường kính lớn và đồng đều nhau.
III.3.2. Cấp liệu cho thiết bị bóc vỏ
Gỗ đoạn được chuyển đến thiết bị bốc vỏ nhờ hệ thống xích tải (chain conveyor) hoặc băng tải (belt conveyor).


III.3.1. Máy bóc vỏ dạng tang trống quay (drum debarking)


Là thiết bị được sử dụng thông thường nhất. Gỗ khúc được vận chuyển vào tang trống quay nhờ hệ thống băng tải. Vỏ cây được loại bỏ nhờ tác động của lực ma sát và sự va chạm sinh ra từ hoạt động của thùng quay khi gỗ chà xát vào nhau và va đập vào các thanh gân chắn lắp dọc thành thiết bị. Tỉ lệ lấp đầy của tang trống thường dao động từ 25-60%, tỉ lệ này ảnh hưởng đến thời gian lưu giữ và sự chuyển động của các đoạn gỗ trong tang trống. Thời gian lưu giữ của gỗ trong tang trống thông thường là 25- 60 phút. Thông qua các nghiên cứu lí thuyết thì tỉ lệ lấp đầy 50% là tối ưu, năng lượng tiêu thụ tại mức này cũng là thấp nhất.
(Còn tiếp…)

NGUYÊN LIỆU GỖ TRONG SẢN XUẤT BỘT GIẤY(P2)

II.2. Tồn trữ gỗ tại nhà máy

Tồn trữ gỗ thật sự cần thiết để đảm bảo nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của nhà máy khi có sự dao động trong việc vận chuyển nguyên liệu, thu hoạch nguyên liệu hoặc công suất sản xuất của nhà máy… Một nhà máy hiện đại có thể đảm bào lượng gỗ dự trữ cho sản xuất khoảng 5-7 ngày.
II.2.1. Khu vực tồn trữ
Khu vực tồn trữ nên càng gần điểm cấp liệu cho dây chuyền xử lý càng tốt. Mặt bằng khu tồn trữ phải được đổ bằng bêtông hoặc trãi nhựa. Đường trong khu vực này phải được thiết kế thích hợp cho cho các loại xe tải dài hoặc các loại xe bốc dỡ có tải trọng lớn. Thông thường chiều cao tồn trữ gỗ khoảng 5-9m, tương ứng khả năng tồn trữ khoảng 2.5 m3sub/m2 (khi chiều cao tồn trữ 5m) và 4.5 m3sub/m2 (chiều cao tồn trữ là 9m).
Khu vực tồn trữ phải được phân chia sao cho quá trình tồn trữ được dễ dàng. Gỗ có kích thước khác nhau,  loài khác nhau cần phải được xử lý và dự trữ riêng lẻ.
II.2.2. Thời gian tồn trữ
Thời gian từ khi gỗ được thu hoạch cho đến khi được bốc vỏ phải được rút ngắn đến tối thiểu. Vào mùa hè thì khoảng thời gian thích hợp là 1 tháng. Theo một số nghiên cứu về việc tồn trữ nguyên liệu ở các nước Bắc Âu đối với bột gỗ mài cho thấy, thời gian tồn trữ gỗ từ 1-2 tháng thì độ trắng bột giảm xuống 1 đơn vị và độ bền của bột thì không thay đổi. Khi thời gian tồn trữ tăng lên khoảng 3-4 tháng thì độ bền giảm rõ rệt.
Đối với bột hóa thì ảnh hưởng của thời gian tồn trữ lên chất lượng bột ít hơn bột gỗ mài. Thông thường tỉ lệ gỗ bị hao hụt trong 1 năm tồn trữ khoảng 3-5%. Một số ảnh hưởng của quá trình tồn trữ như sau:
– Gỗ khô hơn → Khó bóc vỏ hơn, tăng tỉ lệ hao hụt gỗ khi bóc vỏ.
– Nấm mốc phát triển → Khối lượng riêng và hàm lượng xenluloz giảm (đặc biệt ở gỗ cứng) → Hiệu suất giảm, độ bền của bột giảm.
– Các phản ứng hóa học diễn ra → hàm lượng chất trích ly giảm.
Do vậy, trong quá trình tồn trữ nguyên liệu cho sản xuất phải đi liền với công tác bảo quản nguyên liệu, phòng cháy chữa cháy.
II.2.3. Bốc dỡ nguyên liệu trong khu tồn trữ
Hiện nay các nhà máy thường sử dụng các loại phương tiện bốc dỡ như: high lift front-end loader, log stacker, cầu trục (bridge crane), cổng trục (portal crane)…



(Còn tiếp…)

NGUYÊN LIỆU GỖ TRONG SẢN XUẤT BỘT GIẤY(P1)

I. Sơ đồ tổng quát xử lý nguyên liệu gỗ

Gỗ sau khi thu hoạch được vận chuyển về nhà máy bằng đường thủy hoặc đường bộ tùy theo vị trí của nhà máy. Thông thường các nhà máy được bố trí ở ven sông hay bờ biển nên gỗ thường được vận chuyển về nhà máy bằng đường thủy (xà lan, thuyền…). Một số nơi sử dụng hệ thống đường ray. Nhưng phổ biến hơn, loại xe tải dài được xem như là phương tiện chuyên chở chủ yếu.
Xử lý nguyên liệu là công đoạn từ khi nguyên liệu được đưa về nhà máy đến khi nguyên liệu được đưa vào dây chuyền sản xuất chính. Một dây chuyền xử lý nguyên liệu hiện đại sẽ hoạt động rất hữu hiệu, yêu cầu về nhân công ít. Hệ thống này thường được trang bị với bộ phận kiểm soát theo chương trình logic (PLC), máy tính điều khiển, màn hình quan sát…Vì vậy, mức độ phức tạp về kỹ thuật của dây chuyền xử lý nguyên liệu cũng giống như những bộ phận xử lý khác trong nhà máy.
Việc thiết kế hệ thống xử lý nguyên liệu cho từng nhà máy khác nhau phụ thuộc vào điều kiện của từng nhà máy và nguyên liệu sử dụng. Một dây chuyền xử lý giống nhau hiếm khi được áp dụng cho 2 nhà máy khác nhau.
II. Đo đạc và tồn trữ gỗ tròn
II.1. Đo đạt nguyên liệu

Nguyên liệu được đưa về nhà máy dưới dạng gỗ đoạn (log) với chiều dài 2-3 m, hoặc cây nguyên dài 2-6 m. Cân khối lượng, đo thể tích và đo độ ẩm của gỗ thường được thực hiện để biết trọng lượng gỗ khô (lượng gỗ thực đi vào nhà máy), điều này cần thiết cho công tác thống kê và để tính toán chi phí mua nguyên liệu và vận chuyển. Quá trình cân này có thể được thực hiện trong quá trình bốc dỡ nguyên liệu. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là độ ầm nguyên liệu thường thay đổi trong khoảng rất rộng và do vậy khó có sự chuyển đổi chính xác từ trọng lượng ướt sang trọng lượng khô.
– Cân xe tải (Truck scale)



– Trạm cân có thể được thiết kế với đường đi bộ để kiểm tra nguyên liệu trên xe (H.II.1)
– Người vận hành trong phòng điều khiển có thể sử dụng hệ thống camera để quan sát, đảm bảo quá trình cân được thực hiện khi tải của xe ở gần vị trí trung tâm của thiết bị cân.
– Chỉ cần một người có thể vận hành trạm cân với hơn 1000 xe (có tải và không tải)/ngày.-
Cân trên hệ thống đường ray (Railway scale)

II.1.2. Đo thể tích


Thể tích gỗ được tính theo m3 (cubic meter)
– msub (solid under bark): Phần thể tích gỗ phía trong vỏ (không tính vỏ)
– m3 sob (solid over bark):  Phần thể tích gỗ bao gồm cả vỏ
– Sử dụng hệ thống tia laser để đo thể tích đổ đống của gỗ. Hệ thống còn cho kích thước của các đoạn gỗ ở vị trí lớp ngoài cùng.



(Còn tiếp…)

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN