Động cơ đốt trong được ứng dụng phổ biến trên các loại máy móc, phương tiện di chuyển. Nó hoạt động theo nguyên lý động cơ nhiệt theo 4 kỳ nạp - nén - nổ và xả. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ vai trò, cấu tạo và ứng dụng của động cơ đốt trong. Vì vậy, vô tình sử dụng chưa đúng cách, hiệu quả dẫn tới gây hư hỏng cho máy móc. Qua bài viết sau đây, STAREX Việt Nam sẽ chia sẻ toàn bộ những thông tin cần biết về động cơ đốt trong để bạn cùng nghiên cứu, tìm hiểu nhé!
Động cơ đốt trong là gì?
Động cơ đốt trong là một loại động cơ nhiệt hoạt động theo phương thức chuyển hóa đốt cháy bên trong từ nhiệt thành động cơ trong máy móc, thiết bị và phương tiện. Thông qua quá trình đốt cháy nhiên liệu giúp máy móc vận hành trong một đoạn đường nhất định. Người ta thường sử dụng nhiên liệu như xăng, dầu để sử dụng cho các động cơ đốt trong.
Vai trò của động cơ đốt trong
Động cơ đốt trong có vai trò quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng được dùng làm nguồn lực giúp các máy móc, phương tiện di chuyển. Nếu không có động cơ đốt trong, chức năng vận hành của máy bay, ô tô, tàu thủy…sẽ khó thực hiện. Nói cách khác, vai trò của động cơ đốt trong giúp việc giao thông, vận tải và lao động của con người dễ dàng, đơn giản hơn.
Cấu tạo động cơ đốt trong
Về cơ bản, cấu tạo động cơ đốt trong gồm 2 cơ cấu và 4 hệ thống cụ thể như sau:
-
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền: Là bộ phận quan trọng giúp tiếp nhận năng lượng tạo ra sau quá trình đốt cháy nhiên liệu. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền được cấu thành từ xi lanh, piston, tay biên và trục khuỷu. Chúng được liên kết với nhau giúp đảm bảo quá trình tiếp nhận năng lượng diễn ra xuyên suốt và ổn định.
-
Cơ cấu phân phối khí: Là bộ phận có chức năng đóng mở hệ thống nạp và xả. Nhờ vậy. động cơ đốt trong có thể chủ động xử lý khí từ xi lanh ra bên ngoài.
-
Hệ thống bôi trơn: Như tên gọi, hệ thống có nhiệm vụ vận chuyển, giúp dầu bôi trơn được phủ đều lên các chi tiết. Đồng thời giảm ma sát bề mặt, đảm bảo cho động cơ đốt trong hoạt động ổn định hơn.
-
Hệ thống khởi động: Là hệ thống giúp động cơ đốt trong khởi động bắt đầu cho một chu trình làm việc.
-
Hệ thống cung cấp khí và nhiên liệu: Hệ thống có nhiệm vụ hòa trộn không khí sạch với nhiên liệu để phun hỗn hợp khí vào bên trong buồng đốt. Từ đó đảm bảo nhiên liệu khí luôn được cung cấp đầy đủ, giúp máy móc vận hành ổn định.
-
Hệ thống làm mát: Hệ thống làm mát sẽ giúp giảm nhiệt độ tỏa ra trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Đồng thời gia tăng tuổi thọ, độ bền cho động cơ đốt trong.
Phân loại động cơ đốt trong
Dựa theo mỗi tiêu chí riêng, động cơ đốt trong sẽ được phân chia thành các loại khác nhau. Dưới đây là các cách phân loại động cơ đốt trong phổ biến.
Theo nhiên liệu đốt
Căn cứ vào nhiên liệu sử dụng, động cơ đốt trong thường chia làm 2 loại phổ biến là động cơ xăng và động cơ diesel. Trong đó, động cơ dùng diesel tiêu tốn ít nhiên liệu hơn. Tuy nhiên, phần lớn các máy móc thiết bị hiện nay đều sử dụng động cơ xăng vì giá thành thấp. Ngoài ra, trong một số trường hợp, người ta còn sử dụng động cơ chạy bằng than hoặc các loại nhiên liệu tổng hợp, khí…
Theo chuyển động piston
Dựa vào cách chuyển động piston, động cơ đốt trong được chia làm 4 loại là:
-
Động cơ piston đẩy
-
Động cơ piston quay
-
Động cơ piston tròn (wanek)
-
Động cơ piston tự do
Theo chu kỳ làm việc
Hiện nay, động cơ đốt trong được chia làm 2 loại theo chu kỳ làm việc. Đó là động cơ 2 kỳ và động cơ 4 kỳ. Trong đó, động cơ làm việc 4 kỳ được ứng dụng phổ biến và ưa chuộng trên các loại phương tiện, máy móc hơn.
Theo cách sắp xếp xi lanh và piston
Theo cách phân loại này, động cơ đốt trong được chia thành 4 loại khác nhau:
-
Động cơ I: là động cơ đốt trong mà các xi lanh được thiết kế thẳng hàng với nhau.
-
Động cơ V: là loại động cơ đốt trong mà các xi lanh được sắp xếp thành hình chữ V.
-
Động cơ VR: là loại động cơ đốt trong kết hợp giữa hai thiết kế loại I và V. Các xi lanh trên động cơ có độ nghiêng 15 độ so với phương thẳng đứng.
-
Động cơ W (động cơ VV): là loại động cơ đốt trong sử dụng trên các dòng xe đua.
Ứng dụng động cơ đốt trong
Với vai trò tạo nguồn lực vận hành máy móc, động cơ đốt trong được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là các ứng dụng động cơ đốt trong trong đời sống:
-
Trong sản xuất công - nông nghiệp: Động cơ đốt trong có chức năng tạo nguồn năng lượng giúp máy móc hoạt động. Các phương tiện di chuyển như ô tô, máy xúc, xe tải,… cũng được lắp đặt động cơ, phục vụ cho quá trình sản xuất, khai khoáng…
-
Trong ngành du lịch - giao thông vận tải: động cơ đốt trong là bộ phận quan trọng giúp máy bay, tàu thủy và các phương tiện khác di chuyển. Từ đó thúc đẩy hoạt động du lịch, vận tải bằng đường bộ, đường thủy và hàng không phát triển
-
Trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp: Việc sử dụng động cơ xăng và động cơ diesel dùng cho các loại thiết bị, máy móc phục vụ canh tác, đánh bắt cá, hải sản đã trở nên quen thuộc. Nó giúp tiết kiệm sức lao động, đảm bảo công việc, thu nhập hằng ngày của các người dân trên địa bàn….
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về động cơ đốt trong. Hy vọng bạn có thể hiểu rõ vai trò, cấu tạo và ứng dụng của nó trong đời sống. Nếu cần tư vấn phụ tùng động cơ hay các loại máy móc chính hãng, giá tốt, hãy liên hệ 0962376188 để được giúp đỡ.